Sagi Bio - Khuyến mại tưng bừng mừng Tết độc lập 30/4 và Quốc tế lao động 1/5

Tiếng Việt

  • Nền trang con

CÁC YẾU TỐ GÂY MÙI TỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

11-03-2021 07:29:49

     Chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá trình chăn nuôi, gồm ba dạng chủ yếu: chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày), chất thải lỏng (bao gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi, nước tiểu, một phần phân) và chất thải bán lỏng (gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng) 

* Phần lớn các chất khí tạo mùi là sản phẩm của quá trình phân giải kỵ khí các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ protein, lipid và hydratcarbon ở chất thải. Trong điều kiện hiếu khí, các hợp chất chất hữu cơ trong chất thải có thể được nhóm vi sinh vật hiếu khí phân giải hoàn toàn tạo thành các sản phẩm đơn giản cuối cùng như NH3, CO2 và H2O.

 
* Tuy nhiên, quá trình phân giải bởi vi khuẩn kỵ khí diễn ra không triệt để đến sản đơn giản phẩm cuối cùng mà chúng tạo nên các sản phẩm trung gian, chính các chất trung gian này sẽ tạo ra mùi. Kaufmann (1986) và Drochner (1987) cho rằng việc thiếu các polysaccharide phi tinh bột dễ lên men hoặc protein thừa trong ruột già của động vật làm tăng pH ở ruột tịt và dịch sữa trong ruột kết của gia súc có tác dụng làm tăng hợp chất có mùi và làm giảm hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng. Vídụ như, ở mức thừa 3% của axit amin tyrosine sẽ làm tăng thêm sự kết hợp giữa axít phydroxyphenylacetic và p-cresol trong nước tiểu của lợn (Lumanta và ct v., 1988; Radecki và ctv., 1988). Việc ngấm skatole trong ruột hồi làm tăng sự bài tiết skatole và indole trong phân lợn (Hawe và ctv., 1993).
 
* Việc thêm trực tiếp tyrosine và tryptophan vào phân hoặc phân bón làm tăng lượng sản sinh 2 khí gây mùi nặng là phenol và indole (Spoelstra,1977). Khoảng hơn 40 hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đã được phân tích có chứa trong ruột tịt của lợn trưởng thành, so với từ 15 đến 20 hợp chất trong phân ướt (hỗn hợp của phân và nước tiểu) và 10 đến 15 hợp chất trong phân lên men kỵ khí. Thời gian lưu trú dài hơn của các chất không được tiêu hóa trong ruột kết sẽ được các vi khuẩn trong ruột kết sử dụng kết hợp với sự hấp thu gia tăng các acid béo dễ bay hơi trong ruột kết sẽ làm giảm tổng số hợp chất dễ bay hơi được bài tiết trong phân tươi. Như vậy, chế độ dinh dưỡng của gia súc, gia cầm liên quan đến khả năng tạo chất gây mùi trong chất thải.
 
Cố vấn khoa học: PGS.TS Tăng Thị Chính - Viện công nghệ môi trường - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Video nổi bật

SP của: Công ty TNHH XD&CN môi trường Sagi

0788.233.266